Đền Bồng Lai Hòa Bình

        Đền Bồng Lai Hòa Bình nằm trong Khu Du lịch tâm linh Đền Bồng Lai dưới chân núi Đầu Rồng thuộc thị trấn Cao Phong - Tỉnh Hòa Bình. Đền còn gọi là Đền Bồng Lai Thượng hay Bồng Lai Linh Từ, đền Bồng Lai Cao Phong. Đền Bồng Lai Hòa Bình thờ Cô Đôi Thượng Ngàn.

         Nơi đây đền được gọi là đền Bồng Lai Thượng là để phân biệt với đền Bồng Lai ở Cúc Phương - Ninh Bình cũng thờ Cô Đôi Thượng Ngàn. Đền Bồng Lai ở Cúc Phương gắn liền với sự tích giáng sinh của Cô Đôi, còn đền Bồng Lai Thượng gắn với sự tích Cô Đôi gặp Mẫu Thượng Ngàn và nơi hóa của Cô.



      Nguồn gốc đền Bồng Lai Hòa Bình

      Đền Bồng Lai Hòa Bình có từ năm vua Thành Thái thịnh trị năm thứ 2 - tức năm 1890. Đền Bồng Lai cũ chỉ còn phế tích tại khu đất nơi đền xưa.Tháng 12 năm 2013 thanh đồng Thủ Nhang Trần Văn Hải cùng các con nhang đệ tử cùng tín chủ gần xa đã phát tâm công đức xây lại. Ngôi đền được khánh thành ngày 31 tháng 12 năm 2014 (tức 6 tháng 11 âm lịch). Hiện đền còn giữ được một chiếc chuông cổ từ đời Vua Thành Thái. Đền còn giữ được hai đạo sắc phong của các đời vua. Nơi đây được coi là nơi Cô Đôi gặp Thánh Mẫu Đệ Nhị và Cô hóa ở đây ( xem thêm Cô Đôi Thượng Ngàn)

Chuông cổ từ thời Vua Thành Thái -1890 còn lưu giữ trong cung Cấm của Đền.

       Kiến trúc đền Bồng LaI Hòa Bình

       Đền Bồng Lai Hòa Bình có diện tích trên 5000 m2, được xây dựng theo hình chữ Tam Thập nhất, tả hữu có hai dãy nhà dài nối liền với cổng tam quan; dẫy bên trái thờ các cô, bên phải thờ các cậu.  

      Cung cấm đền Bồng Lai được kiến trúc theo lối nhà 3 gian, trồng diện 12 mái, phụng thờ tam tòa thánh mẫu, cấp dưới thờ cô đôi thượng Bồng Lai thủ đền ngồi hầu cận mẫu, với dung y khoan thai mực thước, nét vẻ dịu dàng của một tiên nữ sơn trang giữa núi rừng Tây Bắc. Cung đệ nhị cũng được xây dựng kiến trúc 5 gian trồng diện 8 mái, phụng thờ tam vị chúa được sắc hiệu đại vương và công chúa. Cung đệ tam xây dựng theo kiến trúc nhà 7 gian 2 mái phụng thờ tam phủ công đồng.

      Vài nét về đền Bồng Lai Hòa Bình và khu du lịch tâm linh đền Bồng Lai

     Đền Bồng Lai Hòa Bình được thiết kế và xây dưng dưới ý tưởng của Thủ nhang Trần Văn Hải - Một đồng thầy tâm cao, vọng trọng đầy uyên bác về đạo mẫu và đã ấp ủ tâm huyết tôn tạo bao nhiêu năm. Vì vậy, Đền Bồng Lai Hòa Bình quả thực là một trong các ngôi đền đẹp nhất Việt Nam hiện nay. 


Sự nguy nga lộng lẫy đầy cảm xúc tâm linh của ngôi đền

     
       Đền Bồng Lai Hòa Bình tuy mới xây dựng, nhưng vẫn hết sức mang tính hoài cổ. Đến ngôi đền chúng ta cảm thấy như lạc mình vào trong lâu đài đền cổ nguy nga, lộng lẫy. Đền Bồng Lai Hòa Bình hòa chung với toàn bộ xung quanh của núi Đầu Rồng tạo nên một cảnh sắc tráng lệ, một "chốn bồng lai tiên cảnh" giữa đời trần. 


    
         Ngay phía bên hông của Đền Bồng Lai Hòa Bình có động Thiên Thai thờ Bà Chúa Thượng Ngàn cheo leo trên một vách núi.

Động thờ Bà Chúa Thượng Ngàn

      Phía sau bên trái của Đền Bồng Lai  là đường lên cung thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni


        Phía sau đền Bồng Lai  là nơi ban thờ thiên đức phật Thích Ca Mâu Ni tọa trên đài sen vàng, đây cũng là đường lên khám phá các hang động thờ phật trên núi Đầu Rồng: Hoa Sơn Thạch Động, Hang Không Đáy, Phong Sơn Động. 


       Đứng trên con đường lên Hoa Sơn Thạch Động giữa bạt ngàn cây rừng muôn sắc vẻ chúng ta có thể phóng tầm mắt xuống phía dưới. Ngôi đền Bồng Lai Hòa Bình  hiện lên như một cung điện nguy nga, tráng lệ đầy huyền bí. Một khung cảnh hết sức trữ tình nên thơ, một lâu đài chỉ có trong chuyện cổ tích. Nhìn phong cảnh hữu tình này ta cảm thấy tan biên hết cả mệt nhọc trên con đường đi lên với Phật trên Hoa Sơn Thạch Động, Phong Sơn Động....


       Nhưng bước chân nhẹ nhàng qua các bậc thang đá, như những bước gian nan, thử thách của chúng ta đến với đức tin của đạo Phật. Chúng ta có dịp được chiêm ngưỡng khung cảnh thung lũng và thị trấn Cao Phong lịch lãm và còn có cơ hội chiêm ngưỡng những cây rừng hết sức lạ mắt với dây leo chẳng chịt, những vách đá cheo leo...



      Đền Bồng Lai Hòa Bình nằm giữa 5 ngọn núi Ngũ Hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ và các đền, động Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Hoa Sơn Động, Phong Sơn Động, Động Dược Sư, Hang không đáy...tất cả đã tạo nên một chốn "Bông Lai Tiên Cảnh" mà ai đến đây không thể nào quên.

           Bài trí các cung thờ của đền Bồng Lai Hòa Bình

      Sau khi bước qua Tam Quan của Đền Bồng Lai Hòa Bình chúng ta có thể thấy một khoảng sân rất rộng, hai bên là cung thờ các cô ( Tứ Phủ Thánh Cô) và cung thờ các cậu (Tứ Phủ Thánh cậu).

Cung thờ Tứ Phủ Thánh Cô ở bên trái sân đền

         Gian đại bái ngoài cùng gồm có 3 cung: Cung giữa là cung Công đồng, bên trái thờ quan Hoàng Triệu (Quan Hoàng Đôi), bên phải là cung thờ Quan Điều Thất (Quan Lớn Điều Thất).

Cung Quan Đều Thất
      Gian đại bái thứ hai có 3 cung: Cung giữa thờ Vua Cha Ngọc Hoàng, bên trái là cung Ông Hoàng (Tứ Phủ Thánh Hoàng), bên phải là cung thờ Trần Triều.

Cung Ông Hoàng

       Gian đại bái thứ ba gồm 3 cung: Cung giữa thờ Tứ Phủ Chầu Bà, bên trái thờ Sơn Trang Thượng, bên phải thờ Sơn Trang Thoải.
       Gian thứ 4 là cung cấm: Nơi đây đặt tượng thờ Cô Đôi Thượng Ngàn, phía sau cô Đôi là Tam Tòa Thánh Mẫu.
      

Cung Cấm của Đền Bồng Lai Thượng
      Bài trí cung thờ trong Động Thiên Thai thờ Bà Chúa Thượng Ngàn

      Động Bà Chúa Thượng Ngàn có 3 cung: Chính cung thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, Bên trái là cung thờ các cô, bên phải là cung thờ các cậu.

Cung thờ Bà Chúa Thượng Ngàn
   Bài trí trong động thờ Thích Ca Mâu Ni


Ban thờ Thích Ca Mâu Ni tại động Thích Ca Mâu Ni
       Bài Trí trong động Phong Sơn


Cung thờ phật quan âm
Cung thờ Phật Quan Âm tại Phong Sơn Động