Đền Bà Đế Đồ sơn

        Ðền Bà Đế Đồ Sơn nằm ở núi Độc, Đồ Sơn - Hải Phòng. Ðền Bà Đế Đồ Sơn đã được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân”. Đền Bà Đế Đồ Sơn còn được gọi là" Đông Nhạc Linh Từ". Đền Bà Đế Đồ Sơn thờ thiếu nữ Đào Thị Hương - một thiếu nữ xinh đẹp, nết na đã phải chết oan khuất vì sự dâm đãng của chúa Trịnh Giang.
       Đây là một ngôi đền đẹp nằm sát ngay cạnh bãi biển Đồ Sơn. Đây là một nơi linh thiêng của đất Hải Phòng. Đây là nơi mọi người có oan gia đến đây để kêu xin giải tỏa nỗi oan khuất.
        Hiện nay, Đền Bà Đế Đồ Sơn đang được cải tạo, mở rộng.

Kết quả hình ảnh cho đền bà đế hải phòng

        Bà Đế Đào Thị Hương là ai

       Theo biên soạn của nhà đền thì sự tích về Bà Đế Đào Thị Hương tóm tắt như sau:
       Năm 1718, gia đình họ Đào đã xin cầu tự và sinh được một cô bé xinh đẹp. Nàng rất khéo tay và hát hay. Năm 1736, chú Trịnh Doanh về kinh lý Đồ Sơn và đã gặp bà.  Bà đã mang thai. Nhưng làng tổng không biết đó là bà mang thai với chúa nên đã dìm chết bà.
       Khi chúa Trịnh Doanh về đón bà thì bà không còn nữa. Trịnh Doanh đã cho lập đền thờ Bà, lập đàn giải oan cho Bà.
      
       Sự trang cãi về người đã mang thai cho Bà Đế Đào Thị Hương

       Tuy nhiên, theo tờ báo An Ninh Thế Giới thì sự thật không chính xác như biên soạn của nhà đền Bà Đế Đồ Sơn.  Theo bài báo này thì: Bà Lưu Quế Hoa - Thủ nhang đền Bà Đế Đồ Sơn đã nhầm lẫn Chúa Trịnh Giang sang chúa Trịnh Doanh và ngược lại. Đây là một sự lầm lẫn đáng tiếc về lịch sử ngôi đền. Một điều lầm lẫn nữa của bà Lưu Quế Hoa là việc xây đền Bà Đế là do chúa Trịnh Doanh, con của chúa Trịnh Giang.
       Dưới đây là trích đoạn bài báo viết:

       "Tuy nhiên, một tài liệu có tiêu đề là "Sự tích đền Bà Đế. Núi Độc - Đồ Sơn" do bà Lưu Quế Hoa tự in ấn và phát hành đã giới thiệu về di tích một cách sai lệch. Tài liệu này viết rằng, kẻ tạo ra bào thai oan khiên cho nàng Hương là Chúa Trịnh Doanh.
        Theo chính sử, năm 1736 Trịnh Doanh chưa lên ngôi chúa. Lúc đó, Trịnh Giang đang tại vị. Vả lại, Trịnh Doanh là vị chúa có công điều chỉnh lại những điều cha mình (là Trịnh Giang) làm quấy. Chính Trịnh Doanh là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thực hiện thiết chế "song quyền lập pháp phong kiến". Ông đã đưa Vua Duy Diêu (tức Lê Hiển Tông) lên ngôi vua, tức chế độ có 2 ngôi vua, chúa song quyền. Nói cách khác, Trịnh Doanh được dư luận dân gian thời đó đánh giá là một vị chúa anh minh. Tài liệu của bà Lưu Quế Hoa đã bóp méo một góc lịch sử, khiến Chúa Trịnh Doanh mang tiếng oan, Trịnh Giang mới là bạo chúa".
     
       Để minh chứng điều chưa chuẩn xác của nhà đền thì bài báo đã minh chứng bằng tài liệu lịch sử. Tóm tắt bài báo như sau:

         Theo chính sử, thì Trịnh Giang nổi tiếng ăn chơi, trác táng ngay khi chưa lên ngôi. Vì thể, Chúa Trịnh Cương( Bố của Trịnh Giang) đã có ý định không truyền ngôi cho Trịnh Giang. Nhưng năm 1730, ông mất đột ngột, nên Trịnh Giang đã chiếm ngôi chúa.  Khi lên ngôi, Trịnh Giang càng ăn chơi trác táng và dâm loạn hơn. 
       Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang rong thuyền về Đồ Sơn dạo cảnh. Chúa Trinh Giang đã nghe thấy một giọng hát lanh lảnh như chim sơn ca nên lùa lũ thị vệ bắt lên thuyền cưỡng hiếp. 
        Sau khi cưỡng hiếp xong, Trịnh Giang đe dọa nếu nàng để lộ cơ sự sẽ tru di cả làng. Sau đó sai thị vệ ném nàng xuống biển rồi rong thuyền bỏ đi.
        May mắn là nàng không chết, nhưng nàng đã mang thai. Dân làng cho rằng nàng chửa hoang và bắt khai ra bố của bào thai. Nhưng nàng câm lặng không khai vì sợ Trịnh Giang trỏ về giết cả làng và cả cha mẹ của nàng.
         Tức giận vì nàng chửa hoang làm ô danh của làng, các chức sắc trong làng đã trói nagf và dìm xuống biển tại ngay núi Độc ngày nay. 
        Trước lúc bị dìm, nàng Hương cất tiếng than oán: "Tôi vì sinh mạng dân làng mà chịu chết. Nỗi oan này thấu trời động đất. Khi chết oan hồn tôi quyết ở lại trần gian khi nào giải được tội mới về trời".
       Năm 1739, Trinh Giang loạn luân với phi tần của cha bị phát giác. Trịnh Giang bị trời phạt mắc bệnh tự kỉ, tâm thần tự xây mộ để lẩn trốn ánh nắng mặt trời 11 năm đến khi qua đời.
        Khi Trịnh Giang mất, con của Trịnh Doanh đã lên thay ngôi chúa. Trịnh Doanh đã về hang Giải Oan bên núi Độc (nơi cửa hang là nơi bà Đế bị dìm chết) để giải oan cho bà và cho lập đền thờ bà.

    Căn cứ chính sử thì sự kiện được nêu trong bài viết này xác đáng hơn. Rất mong Sở VHTT Hải Phòng cần vào cuộc để làm rõ vấn đề hơn lịch sử ngôi đền linh thiêng này.