Đền Cờn Nghệ an

       Đền Cờn Nghệ An là tên gọi chung của Đền Cờn trong và Đền Cờn ngoài. Hai đền này đều thuộc phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Đền Cờn trong còn gọi là Đền Mẫu Cờn, đền Cờn ngoài còn gọi là Đền Ông Chín Cờn.

       Tại sao Đền Cờn Nghệ An có Đền Cờn Trong và Đền Cờn ngoài.

       Trước đây, nơi đây chỉ có 1 Đền Cờn  thờ chung Tứ Vị Thánh Nương và Vua Tống Đế Bình cùng 3 vị tướng của ngài. Do quan niệm "Nam nữ thụ thụ bất tương thân" nên đầu thế kỷ thứ 19 vua Gia Long đã chuyển cung thờ Vua Tống Đế Bính cùng ba tướng nhà Nam Tống là Lục Tú Phu, Lương Thế Kiệt, Văn Thiên Tường từ Đền Cờn ra núi Thằn Lằn tạo nên hai Đền Cờn. Đền Cờn cũ trở thành đền cơn trong, đền ngoài núi Thằn Lằn gọi là Đền Cờn Ngoài.

Cảnh Sân đền Cờn Ngoài
     Cũng sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Khoảng niên hiệu Tường Hưng (1278 - 1279) nhà Tống, quân Tống bị quân Nguyên đánh vỡ ở Nhai Sơn, Thái hậu Dương Quý Phi cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nổi bị chết đuối, xác trôi giạt vào cửa Cờn, nhan sắc vẫn như lúc sống, người dân địa phương lập đền thờ".
     Có tài liệu cho rằng Tứ Vị Thánh Nương là: Thái Hậu và 2 cô công chúa (Con của vua Tống Độ Tông và Thái Hậu) và một bà nhũ mẫu.
      Nhưng cũng có tài liệu cho rằng trong Tứ Vị Thánh Nương này chỉ có 1 người Tống chính là Bà Dương Quý Phi, 3 người còn lại là Hoàng Hậu mẹ Ông  Hoàng Chín và 2 cô công chúa.
      Xin lưu ý rằng Thái Hậu Dương Quý Phi là vợ vua Tống Độ Tông và là mẹ của vua Tống Đế Bính, còn 2 cô công chúa là ngang hàng với Vua Tống Đế Bính. Có nhiều tài liệu nhần là Thái hậu Dương Quý Phi là vợ Tống Đế Bính.

        Tại sao lại có chuyện thờ Vua Tống Kế Bính và 3 tướng nhà Nam Tống và Thái hậu, Hoàng Hậu và các Công chúa Nhà Nam Tống - Trung Quốc tại đây?

       Tống Đế Bính lên ngôi khi 9 tuổi vào năm 1278. Năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), do quân Tống thất bại trong trận chiến Tống - Nguyên, Vua Tống Đế Bính cùng quan quân nhảy xuống biển tự vẫn. Thái hậu và các công chúa vì thương tiếc nhà Vua cũng nhảy xuống biển tự vẫn theo, thân xác trôi dạt đến cửa Cờn (Nghệ An). Người dân nơi đây đã vớt lên chôn cất và thờ tại Đền Cờn.
         Thương cảm tấm lòng nghĩa vì nước quên thân của các vị thánh nương nên nhân dần đã lập đền thờ 4 vị thánh nương và thờ luôn những người thân của họ là Vua Tống Kế Bính và 3 tướng thân tín của vua.
        Lịch sử Đền Cờn Trong

      Như vậy, Đền đã có từ thời nhà Trần, khi vua Trần Anh Tông đem quan chinh phạt Chiêm Thành đã qua đền làm lễ cầu đảo và đã chiến thắng trở về nên đã sắc phong cho các vị thánh nương: Quốc Gia Nam Hải Đại Cần Thánh Nương". Sau này khi vua Lê Thánh Tông cũng mang quân chinh phạt Chiêm Thành cũng có qua đây cầu đảo và chiến thắng trở về. Từ đó Đền Cờn ngoài đã được xây dựng khang trang như ngày nay.
      "Đền Cờn được xây dựng vào năm 1312, ngay sau năm Hoàng đế Trần Anh Tông, thân làm tướng đem quân Nam chinh đánh thắng Chiêm Thành.
        Trong chuyến Nam chinh ấy, trên đường đi nhà vua đã dừng đoàn chiến thuyền tại cửa Càn mà nay là cửa Cờn vào một đêm mùa đông năm Tân Hợi (1311). Nửa đêm vua chiêm bao thấy có thần nữ khóc và nói: “Thiếp là cung phi của nhà Triệu Tống, bị giặc bức bách, gặp sóng gió chết đuối trôi dạt đến đây, thượng đế phong cho làm thần biển ở đây đã lâu, nay thấy bệ hạ đem quân đi thiếp xin giúp đỡ lập công. Khi thức dậy vua cho gọi các cố lão ở đấy hỏi sự thực, ban tế một tuần rồi đi, thì biển không nổi sóng, tiến thẳng đến thành Chà Bàn, bắt được vua Chiêm đem về. Đến nay (tức hạ bán niên 1312 - NVG) sai hữu ty lập đền, tuế thờ cúng tế”

Từ trong Đền Cờn Ngoài nhìn ra sông, nơi tầu bè tấp nập.

      Năm 1966, bị bom Mỹ trong chiến tranh phá hoại ngôi Trung Điện và Thượng Điện bị phá hủy hoàn toàn, ngôi Hạ Điện bị hư hại nặng. Năm 2011-2015 mới được trung tu và phục dựng lại. Đây là một ngôi đền rất ít hiện này khi trùng tu vẫn giữ được nét cổ.
        Đền Cờn trong còn được gọi là Đền Mẫu Cờn.

       Đền Cờn Ngoài thờ ai

      Như trên đã nêu, Vua Tống Đế Bình và 3 viên tướng của Ngài mới được thờ nơi đây mới có từ thời vua Gia Long khi Vua Gia Long quyết định rời Vua, quan nhà Nam Tống ra đây.

Đường lên Đền Cờn Ngoài
      Khi rời Vua, quan nhà Nam Tống ra núi Thằn Lằn thì nơi đây đã có một ngôi đền có từ thượng cổ thờ của Quan Hoàng Chín. Nên việc chuyển vưa quan nhà Nam Tống ra đây hoàn toàn không phải là xây mới mà chỉ là phối thờ giữa Vua, quan nhà Nam Tống với Quan Hoàng Chín. Chính thế, nơi đây cũng được coi là nơi thờ chính của Quan Hoàng Chín chứ không phải Quan Hoàng Chín được phối thờ vào đền của Vua Quan nhà Nam Tống. Vì vậy, đền Cờn Ngoài còn gọi là Đền Ông Chín Cờn là thế.

      Có phải Vua Tống Kế Bính là Quan Hoàng Bơ phủ không?

      Có tài liệu cho rằng Vua Tống Đế Bính chính là hiện thân của Quan Hoàng Bơ (tức quan hoàng Ba). Như vậy, là thần tích Quan Hoàng Ba là Vua Nam Tống hoàn toàn khác với Quan Hoàng Ba có ở đền Quan Hoàng Ba ở Hàn Sơn và Đền Hưng Công - Thái Bình là người Việt Nam. Người viết bài này cho rằng đây là sự nhầm lẫn. Vua Tống Đế Bính chỉ mới phối thờ vào Đền Quan Hoàng Chín từ đời Vua Gia Long đầu thế kỷ 19. Nên khó thể coi đây là đền chính của Quan Hoàng Bơ được. Quan điểm của người viết Quan Hoàng Bơ chưa chắc phải là Vua Tống Đế Bính. Về điều này, rất mong có được sự phản hồi của các bác tìm hiểu về Quan Hoàng Chín

Tượng Quan Hoàng Chín và Quan Hoàng Mười ở Đền Cờn Ngoài
      Bài trí của đền Cờn ngoài
      
     Đền Cờn ngoài của 3 gian đại bái:
    - Gian đài bái đầu gồm 5 cung: Cung chính giữa thờ Quan Hoàng Chín, Quan Hoàng Mười; bên phải, bên trái là cung thờ Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu; hai đầu hồi là cung thờ Cậu bé, Cô bé bản đền.
    - Gian đại bái thứ hai thờ Ngũ Vị Tôn Ông
   - Gian thứ đại bái thứ ba thờ: Vua Tống Đế Bính và 3 tướng của ông là: Lục Tú Phu, Lương Thế Kiệt và Văn Thiên Tường